Khơi dậy tiềm năng phát triển ngành nghề nông thôn
Kinhtedothi - Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn được triển khai sâu rộng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đặc biệt là mang lại thu nhập, cải thiện đời sống cho hàng triệu lao động nông thôn.
Tin liên quan
-
Hà Nội không còn tình trạng nợ đọng xây dựng nông thôn mới
- Hà Nội: “Cánh chim đầu đàn” trong xây dựng nông thôn mới
- Xây dựng nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại
Doanh thu đạt hơn 236.000 tỷ đồng
Thực hiện Nghị định số 52 của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đã tập trung triển khai 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Một số địa phương đã quy hoạch các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề. Hàng năm, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia các hội chợ. Triển khai được 51 dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ; 42 nhiệm vụ hỗ trợ ứng dụng khoa học, công nghệ cho phát triển ngành nghề nông thôn.
Trong giai đoạn 2018 - 2020, các bộ ngành, địa phương đã triển khai 60 mô hình, dự án thí điểm về phát triển ngành nghề nông thôn và 100 mô hình thuộc Chương trình khuyến công Quốc gia. Mở các lớp tập huấn cho 500 cán bộ quản lý Nhà nước về ngành nghề nông thôn, 800 lao động tại các cơ sở công nghiệp nông thôn, đồng thời, đào tạo khởi nghiệp cho hơn 5.700 học viên.
Nhờ sự vào cuộc chủ động của các bộ ngành, địa phương, đến năm 2020, cả nước có trên 817.000 cơ sở cơ sở sản xuất, kinh doanh các ngành nghề nông thôn, trong đó có 9.459 DN, 3.382 hợp tác xã, 6.553 tổ hợp tác và trên 797.600 hộ gia đình; tăng 119.000 cơ sở so với năm 2017 - thời điểm trước khi có Nghị định số 52.
Chia theo 7 nhóm nghề quy định tại Nghị định số 52 thì nhóm sản xuất sản phẩm thủ công, mây tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, sợi, theo ren, đan lát, cơ khí nhỏ, điêu khắc chiếm số lượng lớn nhất với 35,3% tổng số cơ sở. Tiếp đến là nhóm các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn 24,1%; nhóm bảo quản, chế biến nông lâm thuỷ sản 23%...
Tổng doanh thu từ các hoạt động ngành nghề nông thôn đạt 236.200 tỷ đồng, tăng 40.000 tỷ đồng (tương ứng 20,5%) so với năm 2017. Số lao động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn là trên 2,3 triệu người, tăng 300.000 lao động só với năm 2017. Thu nhập bình quân đạt 4 – 5 triệu đồng/lao động/tháng, cao gấp hơn 2 lần lao động thuần nông.
Nơi làm tốt, chỗ còn thờ ơ
Có thể khẳng định ngành nghề nông thôn, làng nghề là một nét bản sắc riêng của nền kinh tế, văn hoá Việt Nam từ lâu đời, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Việc phát triển ngành nghề nông thôn những năm qua đã góp phần phát triển nền kinh tế dịch vụ ở nông thôn và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn theo định hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Phát biểu tại hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP vào sáng 23/11, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, Việt Nam đi lên từ ngành kinh tế nông nghiệp. Do đó, ở mỗi giai đoạn, Đảng và Nhà nước đều có những chủ trương, quyết sách phù hợp để khuyến khích nông nghiệp, nông thôn phát triển. Trong đó, Nghị định số 52 có ý nghĩa quan trọng trong phát triển hệ sinh thái nông nghiệp, nông thôn.
Từ năm 2018 đến nay, các bộ ngành, địa phương đã huy động được trên 540 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn. Dù vậy, đánh giá khách quan, hiệu quả kinh tế, năng suất lao động ở nông thôn hiện còn thấp. Đời sống của một bộ phận người dân, nhất ở vùng sâu, vùng xa chưa cao. Môi trường nông thôn chưa sạch, đẹp dù cả nước đã có trên 60% số xã về đích nông thôn mới. Chuỗi giá trị sản phẩm nông thôn chưa cao và ổn định…
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, ngành nghề nông thôn vẫn còn tiềm năng lớn, một lợi thế mà Việt Nam cần khơi dậy và phát huy trong thời gian tới. Để làm được điều này, Bộ trưởng đề nghị 8 cơ quan bộ ngành, các địa phương nâng cao tinh thần trách nhiệm; phải cùng xắn tay vào. Đặc biệt, các tỉnh cần chủ động biện pháp khuyến khích các chủ thể phát triển ngành nghề nông thôn. “Cùng 1 nghị định nhưng thực tế triển khai cho thấy có địa phương làm tốt, có địa phương làm chưa tốt...” – ông Nguyễn Xuân Cường nhìn nhận, đồng thời nhấn mạnh, cả khu vực Chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp và người dân phải cùng vào cuộc thì phát triển ngành nghề nông thôn mới đạt hiệu quả cao và bền vững.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Giá vàng tiếp tục lao dốc, dòng tiền dịch chuyển sang đầu cơ sinh lời
Kinhtedothi - Sáng nay (25/11) giá vàng thế giới và trong nước tiếp tục giảm sâu. Nguyên nhân là do những tín hiệu kh...XEM THÊM -
Tỷ giá trung tâm tiếp tục giảm, đồng USD trên thị trường bật tăng
Kinhtedothi - Sáng nay (25/11), tỷ giá trung tâm cặp đồng tiền VND/USD tiếp tục giảm 3 đồng so với mức công bố trước....XEM THÊM -
Chứng nhận OCOP “Giấy thông hành” cho sản phẩm
Kinhtedothi - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được nhiều địa phương triển khai. Khi được chứng nhận OCOP...XEM THÊM -
[Biến động thị trường] Giảm giá nhưng hàng điện máy vẫn ế
Kinhtedothi - Hiện sức tiêu thụ các mặt hàng điện máy đang giảm mạnh. Để kích cầu tiêu dùng, nhiều siêu thị điện máy ...XEM THÊM -
Agribank nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối và bảo lãnh ngân hàng
Kinhtedothi - Mặc dù kinh tế trong nước và thế giới tăng trưởng chậm hơn do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 ...XEM THÊM -
Diễn đàn M&A Việt Nam 2020: Nhà đầu tư ẩn mình chờ thời
Kinhtedothi - Theo các chuyên gia tại Diễn đàn M&A Việt Nam tổ chức ngày 24/11, thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) V...XEM THÊM
-
KienLongBank chuẩn bị họp ĐHCĐ bất thường: Đại gia bí ẩn chi nghìn tỷ gom cổ phiếu KLB sắp lộ diện?
Kinhtedothi- Một lượng cổ phiếu khổng lồ với tổng giá trị trên 1.750 tỷ đồng, tương đương hơn 40% vốn hóa của Ngân hàng TMCP Kiên Long (Mã CK: KLB) đã được giao dịch thỏa thuận trong gần 1 tháng qu...25-11-2020 08:29
-
Giá tiêu hôm nay 25/11: Tăng giảm trái chiều ở Tây Nguyên, dự báo nhu cầu thế giới đang giảm
Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 25/11 trong khoảng 55.000 - 57.500 đồng/kg. Trên thế giới, giá tiêu Ấn Độ giảm nhẹ.25-11-2020 06:38
-
Giá lợn hơi hôm nay 25/11: Biến động từ 1.000 - 4.000 đồng/kg
Kinhtedothi - Theo ghi nhận, giá lợn hơi hôm nay 25/11, tại miền Bắc tiếp tục tăng nhẹ, trong khi miền Trung và miền Nam giảm từ 1.000 - 4.000 đồng/kg so với hôm qua. Hiện giá lợn hơi được thu mua ...25-11-2020 06:36
-
Giá cà phê hôm nay 25/11: Thấp nhất 31.800 đồng/kg, thị trường lao dốc khi nhà đầu cơ thận trọng
Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 25/11 trong khoảng 31.800 - 32.400 đồng/kg, giảm 400 - 500 đồng/kg.25-11-2020 06:19
-
Kéo dài thời hạn giảm 30% thuế bảo vệ môi trường nhiên liệu bay hết năm 2021
Kinhtedothi - Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ kéo dài thêm 1 năm thực hiện giảm 30% thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nhiên liệu bay theo Nghị quyết số 979/2020/UBTVQH14 đến hết 31/12/2021.24-11-2020 20:59
- Vaccine ngừa Covid-19 sẽ được bán với giá siêu rẻ
- Công an Bình Dương phát hình ảnh kẻ cướp ngân hàng, nhờ dân hỗ trợ
- Hà Nội: Chú trọng ngăn ngừa nguy cơ dịch Covid-19 từ bên ngoài vào
- Sẽ dừng giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước?
- Sau 1 tháng phản ánh, tuyến đường Bưởi vẫn tràn ngập rác thải
- Hà Nội: Tài xế say xỉn, xe Fortuner tông liên hoàn 3 ô tô, 4 xe máy trên phố Giảng Võ
- Bất cập trong công tác quản lý vỉa hè: Người đi bộ bị lãng quên
- Diễn đàn M&A Việt Nam 2020: Nhà đầu tư ẩn mình chờ thời
- Xây dựng chính sách pháp luật: Đón đầu thực tiễn